Nếu bạn muốn kết nối với thiên nhiên ngay trong chính ngôi nhà của mình, thì kiến trúc giếng trời sẽ là giải pháp tuyệt vời để bạn đưa cả ánh sáng và không khí trong lành vào nhà. TM House xin chia sẻ top những nguyên tắc thiết kế giếng trời giúp cho không gian sống không chỉ thoáng đãng mà còn mang lại tài lộc, sinh khí cho gia chủ.
1. Thiết kế giếng trời mang lại chức năng gì cho ngôi nhà?
1.1 Thiết kế giếng trời trong công trình nhà ở là gì ?
Thiết kế giếng trời là một khoảng không gian thông thoáng có phương thẳng đứng, được thông từ tầng trệt tới mái nhà. Đây là kiểu kiến trúc đang được đại đa số gia đình thành thị áp dụng để mang đến sinh khí dồi dào cho không gian sinh hoạt chung của cả nhà.
1.2 Chức năng của thiết kế giếng trời
Thiết kế giếng trời ngoài việc đem lại tính thẩm mỹ cao thì còn có tác dụng rước tài lộc về nhà. Trong phong thủy, giếng trời không chỉ cung cấp không khí và ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà mà còn giúp cho sức khoẻ và tài lộc của mọi thành viên trong gia đình được tốt hơn.
Bên cạnh đó, mục đích của giếng trời còn là khắc phục được tình trạng bí bách, chật hẹp của ngôi nhà vì có thể khiến cho không gian trở nên thoáng đãng hơn.
Thông thường, mọi người thường thiết kế giếng trời ở cạnh cầu thang hoặc kết hợp ô trống ở giữa để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bạn cần biết một số nguyên tắc thiết kế chuẩn để kiến trúc giếng trời không gây hại cho ngôi nhà.
2. Nguyên tắc thiết kế giếng trời chuẩn cho gia chủ
2.1 Vị trí đặt giếng trời theo nguyên tắc thiết kế
Thiết kế giếng trời được xem như một cách hút gió vào nhà. Nó thường được gia chủ đặt ở nhà bếp, cầu thang hoặc ngay giữa ngôi nhà.
Theo phong thuỷ, để khai thác được tối đa chức năng thông gió và lấy sáng, giếng trời nên được đặt tại khu vực cầu thang. Bởi đây là khu vực thường được bố trí ở khu vực trung tâm ngôi nhà. Nơi đây chính là nơi tập trung nhiều tài lộc vượng khí cho gia đình.
Hơn nữa, các khu vực sinh hoạt cũng sẽ xoay quanh cầu thang. Giếng trời ở khu vực cầu thang sẽ tiện thể đưa ánh sáng lan toả khắp không gian nhà ở. Đây là nguyên tắc thiết kế giếng trời giúp gia chủ thu hút được tài lộc, vượng khí.
2. Hướng trong nguyên tắc thiết kế giếng trời
Giếng trời nên được đặt ở hướng Nam hoặc Đông Nam, là những hướng nhận được không khí mát mẻ và nguồn sáng ổn định nhất trong căn nhà.
Gia chủ tuyệt đối không nên đặt giếng trời quay về hướng Đông hoặc Tây. Bởi hướng Đông hứng nắng sáng nhiều nhất còn hướng Tây lại đón nắng gắt vào ban chiều. Điều này khiến cho nhiệt độ trong căn nhà tăng lên, gây oi bức và khó chịu.
Hơn nữa, luồng ánh sáng quá mạnh toả trong nhà cũng là các đồ vật phai màu và nhanh hư hỏng hơn.
3. Nguyên tắc về cấu tạo và kích thước khi thiết kế giếng trời
Nguyên tắc thiết kế giếng trời được dựa vào cấu tạo của giếng trời gồm 3 phần là: Đỉnh giếng, thân giếng và đáy giếng.
Kích thước giếng trời không nên quá to haowjc quá nhỏ bởi sẽ khiến không gian nhà bị mất căn bằng. Thiết kế giếng trời có diện tích tối ưu sẽ dao động từ 4-6m2. Hoặc gia chủ cũng có thể chia theo tỉ lệ 1:10 cho giếng trời và tổng diện tích không gian nhà.
4. Vật liệu làm mái che trong nguyên tắc thiết kế giếng trời
Vật liệu làm mái che cho giếng trời là điều mà hầu hết mọi người quan tâm. Bởi sự băn khoăn nên làm mái che như thế nào để vừa lấy được ánh sáng tự nhiên, không khí, gió trời. Đồng thời cũng vừa có thể cản nắng ở thời điểm đỉnh trưa, và giữ ấm cho căn nhà vào những ngày mưa gió.
Hiện nay, mọi người thường sử dụng tấm lấy sáng polycarbonate để làm mái che cho đỉnh giếng trời. Bên cạnh đó, một số chất liệu khác cũng được lựa chọn như kính, tôn và bạt,…
5. Trang trí khu vực giếng trời
Ở khu vực đỉnh giếng trời, bạn có thể trang trí với các họa tiết hoa sắt và khung mái. Ở vị trí thân giếng, có thể ốp đá, treo cây hoặc trồng dây leo,…
Khu vực đáy giếng trời thì thiết kế thêm hòn non bộ hoặc tiểu cảnh cây xanh để tạo thêm điểm nhấn độc đáo.
2. Những điều cần lưu ý khi thiết kế giếng trời
2.1 Lưu ý về mặt kỹ thuật khi thiết kế giếng trời
Với tường của giếng trời, gia chủ không nên làm phẳng, nhẵn. Đây là một trong những nguyên tắc thiết kế giếng trời rất quan trọng. Bởi với bề mặt tường trơn láng sẽ khó khăn trong việc tiêu âm. Khi đó, không gian sinh hoạt chung của gia đình ngay bên dưới giếng trời sẽ làm ảnh hưởng đến các khu vực sinh hoạt riêng bên trên.
Để khắc phục, gia chủ nên chọn mảng tường nhám, sần cho giếng trời. Bên cạnh đó, gia chủ có thể ốp gạch trần hoặc sơn gai để tăng khả năng tiêu âm. Không nên làm mái che quá mỏng và không có hở khe rộng.
Đồng thời, cũng không nên treo những vật trang trí to nặng như đèn chùm, chậu cây treo ở phía trên giếng trời bởi có nguy cơ dẫn đến những rủi ro ngoài ý muốn cho các thành viên trong gia đình.
2.2 Lưu ý về mặt phong thủy khi thiết kế giếng trời
Nguyên tắc thiết kế giếng trời theo mặt phong thủy đó là nên đặt giếng trời ở cung Tài Lộc hoặc Thiên Mạng. Theo đó, gia chủ không nên đặt giếng trời ở trước nhà mà chỉ nên đặt ở giữa nhà để thu hút tài lộc. Việc đặt cây xanh và hòn non bộ ở giếng trời cũng giúp hóa giải sát khí tích tụ cho căn nhà.
Giếng trời là một phần quan trọng bởi nó mang lại ánh sáng và sự mở rộng không gian cho căn nhà. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được những nguyên tắc thiết kế giếng trời hữu ích.
Hãy để TM House được giúp bạn hoàn thành ước mơ về một không gian sống đích thực. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, thiết kế và thi công trọn gói toàn bộ cho ngôi nhà mới của mình nhé!
TM HOUSE CONSTRUCTION – THIẾT KẾ & THI CÔNG NHÀ Ở TRỌN GÓI
Địa chỉ: 78 Dã Tượng, phường Thắng Lợi, Pleiku, Gia Lai
Hotline: 088 898 94 56 – 0981 890 818
Facebook: TM House Construction